Giải pháp cho thí sinh trên 22 điểm không trúng tuyển nguyện vọng 1 Đại học?

Trường hợp thí sinh có số điểm trung bình từ 7-8 điểm mỗi môn nhưng vẫn không trúng tuyển. Vậy thí sinh nên lựa chọn hướng đi nào khi các trường đã đủ chỉ tiêu?

Thí sinh nên làm gì khi gần như các trường Đại học đã tuyển đủ chỉ tiêu?

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn không trúng tuyển đợt 1. Nguyên nhân vì năm nay điểm thi của thí sinh đạt kỷ lục nhiều nhất trong những năm qua. Cũng nhiều trường hợp thí sinh đạt nguyện vọng nhưng lại không phù hợp hoặc lại không kiểm soát được điểm trúng tuyển năm nay tăng nhiều hơn so với năm ngoái.

Nhiều thí sinh đạt tổng điểm 3 môn là 24 điểm và đăng ký vào 6 nguyện vọng vào 2 trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Công nghiệp Hà Nội nhưng tất cả đều rớt. Cũng có nhiều trường hợp thí sinh đạt 26,9 điểm và đăng ký xét tuyển vào 2 nguyện vọng ngành kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên năm nay điểm chuẩn của Đại học kinh tế – Luật TP.HCM khá cao là 27 điểm.

Phần lớn những thí sinh rớt như này đều không biết phải nên làm thế nào vì tính đến thời điểm này vẫn chưa thấy các trường Đại học xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Nếu như không có thông báo của các trường Đại học thì các thí sinh này có thể phải chờ năm sau ôn thi lại hoặc lựa chọn một ngành học phù hợp.

Theo thông báo của các trường Đại học thì các trường Đại học chỉ tuyển khoảng 30% tổng chỉ tiêu Đại học và những ngành học hấp dẫn gần như đã tuyển đủ thí sinh. Thậm chí có trường hợp các trường Đại học đã tuyển đủ chỉ tiêu rồi nhưng vẫn thông báo tuyển chỉ tiêu bổ sung. Chỉ có khoảng 50% các trường Đại học công bố xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Giải pháp cho thí sinh trên 22 điểm không trúng tuyển nguyện vọng 1 Đại học?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 nên theo dõi thông báo của trường để có thể cân nhắc đến việc nộp hồ sơ xét tuyển. Thí sinh nên lựa chọn ngành học phù hợp nhất với nguyện vọng và sở thích học của mình.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng khuyên TS có thể đợi cơ hội xét bổ sung bằng kết quả thi đồng thời với tham gia xét tuyển bằng học bạ.

Thạc sĩ Nguyễn Thu Hồng – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Đà Nẵng cho rằng thí sinh bê cạnh việc lựa chọn các ngành học để trúng tuyển Đại học thì nên cân nhắc việc lựa chọn hệ Cao đẳng hoặc các trường xét tuyển tốt nghiệp THPT hoặc học bạ. Đối với thí sinh việc lựa chọn ngành học yêu thích hệ Cao đẳng vẫn là lựa chọn tốt hơn một ngành học không thích.

Hiện nay Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Đà Nẵng tuyển sinh đào tạo 3 ngành gồm Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng và Cao đẳng Xét nghiệm theo hình thức xét tuyển tốt nghiệp THPT. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng thí sinh được cấp bằng Cao đẳng chính quy và hoàn toàn có thể liên thông các trường Đại học trên toàn quốc.

Đồng quan điểm, PGS-TS Đỗ Phú Trần Tình cũng có ý kiến: “Không nên phân biệt trường công hay tư khi xét tuyển bổ sung. Quan trọng là học tốt thì cơ hội việc làm sau này sẽ tốt”.

Trả lời